Khoa Kỹ thuật chỉnh hình được thành lập theo Quyết định số 836/QĐ-LĐTBXH ngày 26 tháng 6 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trưởng khoa: ThS. Nguyễn Hải Thanh
Phó trưởng khoa: ThS. Nguyễn Anh Tuấn
Điện thoại: (024) 35740914
Email: khoaktch@ulsa.edu.vn
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Khoa Kỹ thuật chỉnh hình được thành lập theo Quyết định số 836/QĐ-LĐTBXH ngày 26 tháng 6 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Từ một dự án của cơ quan hợp tác phát triển kỹ thuật của CHLB Đức (GTZ) trước đây, đã phát triển thành Khoa Kỹ thuật chỉnh hình (KTCH) thuộc Trường Đại học Lao động - Xã hội với sứ mệnh đào tạo kỹ thuật viên chỉnh hình trình độ cấp II, cung cấp nguồn nhân lực chỉnh hình cho các bệnh viện, trung tâm chỉnh hình & phục hồi chức năng trên cả nước.
Khoa KTCH là đơn vị duy nhất ở Việt Nam đào tạo chuyên ngành kỹ thuật chỉnh hình theo tiêu chuẩn của Hiệp hội chân tay giả & nẹp chỉnh hình quốc tế (ISPO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Khoa được công nhận là một trong những cơ sở có chất lượng đào tạo trình độ cấp II tốt nhất thế giới và nhiều năm liền được ISPO công nhận là cơ sở đào tạo kỹ thuật viên chỉnh hình (KTVCH) đạt chuẩn quốc tế.
Không chỉ đào tạo học viên trong nước, từ năm 2003, Khoa bắt đầu đào tạo sinh viên Quốc tế đến từ nhiều nước như: Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên, Tajikistan, Namibia, Congo, Morocco, Bangladesh, Srilanka, Indonesia, Lào, Campuchia...
Năm 2014, Khoa KTCH hợp tác với Trường Đại học Fontys Hà Lan, Quỹ Liliane Fonds và Hội phong Hà Lan đào tạo chuyên ngành mới và đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á: Đào tạo kỹ thuật viên Giầy chỉnh hình.
Đến nay, Khoa KTCH đã đào tạo được cho đất nước và quốc tế 21 khóa, với 233 học viên trong nước và quốc tế, tổ chức hàng trăm hội thảo chuyên môn và đào tạo nâng cao cho các KTVCH trong và ngoài nước. Khoa đã xây dựng và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với nhiều tổ chức, cơ sở giảng dạy và nghiên cứu chuyên ngành kỹ thuật chỉnh hình như: Hiệp hội chân tay giả và Nẹp chỉnh hình quốc tế (ISPO), Cơ quan hợp tác phát triển kỹ thuật CHLB Đức (GTZ), Tổ chức Chữ thập Xanh Thụy Sỹ (Green cross), Tổ chức Phong Hà Lan (NLR), Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC), Tổ chức chân giả ngoại tuyến POF, Trường Đại học Fontys Hà Lan, Trường Đại học Melbourne Úc và các Trung tâm, Bệnh viện Chỉnh hình và PHCN tại Việt Nam...